Một trong những nguyên nhân khiến hiệu suất hoạt động máy tính giảm dần là do sự tăng giảm nhiệt độ bất thường của CPU. Để tránh tình trạng này xảy ra thường xuyên, bạn có thể sử dụng phần mềm để đo nhiệt độ CPU.
Hôm nay, chuyên trang công nghệ Pixwares sẽ giới thiệu đến bạn Top 5 phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU được sử dụng phổ biến để dễ dàng kiểm soát cũng như có biện pháp xử lý kịp thời nhé.
THỦ THUẬT MÁY TÍNH HAY:
- Hướng dẫn cách Update Bios cho mọi máy tính – Chi tiết 100%
- Top 8 phần mềm xóa File “cứng đầu” Miễn phí – Hiệu quả 100%
- Hướng dẫn sử dụng Repair Win 10 để sửa lỗi hệ thống – [Đã test 100%]
Nhiệt độ bình thường của CPU là bao nhiêu?
Đây là thắc mắc chung của hầu hết mọi người khi sử dụng máy tính. Nhiệt độ của CPU sẽ ở vào khoảng 30 đến 80 độ C tùy thuộc vào chương trình mà bạn đang sử dụng.
Các bạn lưu ý rằng nhiệt độ CPU thông thường chỉ ở mức trên 30 đến 40 độ khi chạy các phần mềm nhẹ. Khi bạn sử dụng máy tính để chơi game trong thời gian dài hay sử dụng các phần mềm nặng thì nhiệt độ sẽ rơi vào khoảng từ 50 đến 60 độ C.
Trường hợp nhiệt độ CPU vào khoảng 60 đến dưới 70 độ thì CPU vẫn có thể hoạt động bình thường nhưng quá lâu sẽ không tốt. Trên 70 độ thì bạn nên ngưng sử dụng để vệ sinh và dán lại keo tản nhiệt. Lưu ý khi nhiệt độ CPU vượt qua ngưỡng 80 thì khả năng PC của bạn sẽ rơi vào tình trạng sập nguồn.
Nguyên nhân nào khiến CPU nóng lên đột ngột
CPU là bộ xử lý trung tâm (ví von là bộ não của máy tính) với chức năng là xử lý những tác vụ mà chúng ta vận hành trên máy tính. Khi chúng ta mới build dàn máy tính bao giờ chạy cũng nhanh và mượt, nhưng qua khoảng thời gian thì máy có dấu hiệu ì ạch, lag và chậm. Và nguyên nhân chính đó là qua 1 thời gian, máy tính được cài nhiều phần mềm, hoặc người dùng chạy quá nhiều tiến trình cùng lúc, hoặc 1 tác vụ nặng nào đó đang quá ngốn CPU (chẳng hạn như chạy Autocad, revit, camtasia,…) dẫn đến tình trạng hoạt động của máy tính chạy rất chậm. bị nóng lên làm giảm khả năng xử lý trong việc truy cập vào dữ liệu và hoạt động của máy tính.
Dưới đây là những nguyên chính dễ dẫn đến CPU bị nóng lên
Nguyên nhân thứ nhất: Khi ta cắm điện nguồn, lượng điện năng tiêu thụ sẽ chuyển hóa thành nhiệt năng. Khi dùng lâu và không được tối ưu trong quá trình sử dụng hằng ngày, lượng nhiệt tỏa ra quá nhiều sẽ khiến những vi mạch (trên mainboard) bên trong case máy tính sẽ bị lỏng rồi dẫn tới việc CPU hoạt động bất thường, gây hại cho tuổi thọ của máy tính.
Nguyên nhân thứ hai: Do bộ phận tản nhiệt của CPU (quạt tản/bộ làm mát bằng chất lỏng) lâu ngày không được vệ sinh khiến cho bụi bẩn li ti bám vào gây cánh quạt bị kẹt/chạy ì làm mất hoặc giảm tác dụng lưu thông luồng gió làm mát, thêm vào đó là nhiệt lượng tỏa ra liên tục mà không được đẩy ra ngoài khiến cho CPU luôn trong tình trạng nóng quá mức bình thường.
Nguyên nhân thứ ba: Thông thường hiện nay người dùng sử dụng máy tính gần như cực kỳ phổ biến trong tất cả ngành nghề, việc làm, đời sống hiện nay. Vì vậy mà không ít người có thói quen sử dụng máy tính liên tục mà không tắt/cho máy nghỉ ngơi. Chính vì thế mà việc các phần mềm có tác vụ nặng như Autocad, Revit, Lumion, Photoshop… sẽ ngốn tài nguyên, giảm độ nhạy của CPU đi rất nhiều.
Nguyên nhân thứ tư: yếu tố môi trường bên ngoài cũng là nguyên nhân chính khiến cho CPU bị nóng lên và giảm hiệu suất đi dần. Ví dụ môi trường làm việc nóng ẩm, khiến luồng gió đi vào ít hoặc không có tác dụng làm mát CPU thì cũng khiến bộ xử lý trung tâm bị nóng lên rất nhiều.
Như vậy là chúng ta đã nắm được sơ bộ những nguyên nhân chính gây nên tình trạng vi xử lý máy tính bị nóng lên, còn làm sao để theo dõi sự bất thường thì về cơ bản cần phải có các phần mềm chuyên dụng báo cáo cho chúng ta biết nhiệt độ của CPU hiện tại để có biện pháp khắc phục ngay.
Hãy cùng Pixwares Việt Nam xem những phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU chuẩn nhất dưới đây nhé!
Top 5 phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU chuẩn nhất
Phần mềm CPUID HWMonitor
Đây chắc chắn là sự lựa chọn đầu tiên khi nhắc đến các phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU CPUID HWMonitor cung cấp nhiệt độ của CPU chuẩn nhất trong các phần mềm hiện hành. Ngoài ra, phần mềm này cũng có thể kiểm tra nhiệt độ cho các bộ phận khác của phần cứng như Main, Ram, Card màn hình.
Chưa dừng lại ở đó, CPUID HWmonitor còn cung cấp nguồn điện tiêu thụ của phần cứng, xung nhịp hoạt động và dung lượng của ổ cứng. Ngoài ra thì phần mềm này hoàn toàn miễn phí nên chẳng có lý do gì mà bạn không chọn CPUID HWMonitor.
Phần mềm Speccy
Rất nhiều người sau khi sử dụng phần mềm Speccy đều khẳng định mình có thể kiểm soát được tình trạng tăng giảm nhiệt độ của CPU. Với phần mềm này thì chỉ cần vào thao tác nhỏ là bạn đã có thể biết chính xác nhiệt độ hoạt động của CPU.
Ngoài ra phần mềm còn mang đến những tính năng hữu ích như:
- Hiển thị thương hiệu và model của bộ vi xử lý kèm với hiệu suất hoạt động của CPU.
- Cung cấp thông tin tổng quát về CPU, bộ nhớ RAM, Mainboard, VGA, ổ cứng máy tính…
Phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU – Core Temp
Một cái tên khác trong danh sách các phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU tốt nhất là Core Temp. Điểm đặc biệt của phần mềm này đó là giao diện rất đơn giản, tiện lợi cho người sử dụng. Và hơn hết mức độ chính xác khi đo nhiệt độ của CPU là 100%.
Phần mềm Real Temp
Nhắc đến các phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU thì chắc chắn phải có Real Temp. Phần mềm này khá quen thuộc với những ai phải làm việc thường xuyên với máy tính. Real Temp là một phần mềm miễn phí chuyên dùng để đo nhiệt độ của bộ xử lý Intel.
Các thông số nhiệt độ mà phần mềm này cung cấp là nhiệt độ hiện tại của CPU. Phần mềm máy không chỉ cung cấp nhiệt độ cao nhất mà còn cập nhật nhiệt độ thấp nhất theo thời gian thực kể từ khi bạn bắt đầu bật máy tính, laptop. Với Real Temp, bạn có thể cài đặt cảnh báo khi nhiệt độ CPU vượt mức cho phép.
Phần mềm SpeedFan
Phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU cuối cùng trong danh sách này mà mọi người không thể bỏ qua là SpeedFan. Đây là phần mềm xem nhiệt độ CPU máy tính đơn giản nhất.
Đặc biệt, phần mềm này còn cung cấp cho chúng ta thông tin về tốc độ quạt tản nhiệt, tình trạng hoạt động của CPU. Thậm chí bạn còn có thể điều chỉnh tốc độ quạt của VGA nếu muốn. Giống như các phần mềm trên thì SpeedFan cũng hoàn toàn miễn phí nên đây cũng là lựa chọn tốt cho bạn.
Lời kết:
Trên đây là 5 phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU chuẩn nhất hiện nay. Hi vọng những thông tin vừa cung cấp có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng máy tính cũng như có biện pháp xử lý kịp thời.
[simple-author-box]Thông báo chính thức: Hiện có nhiều bạn chưa biết cách cài các phần mềm cho máy tính, có thể liên hệ cho Fanpage hỗ trợ và zalo chính thức.
Chúng mình chỉ support cho những bạn tải phần mềm/app từ website này. Các bạn nên cân nhắc không nên tìm những phần mềm không rõ nguồn gốc và không có support về sau! Xin cám ơn!
- Tải Foxit Reader 9.7 Full 2023 [Mới Nhất, Hướng Dẫn Chi Tiết]
- Top 5 Phần Mềm Livestream [Chuyên Nghiệp, Chất Lượng, Ổn định]
- Top 5 Phần Mềm Tạo QR Code Dễ Dàng, Miễn Phí 100%
- Hướng dẫn Active Windows 8/8.1 kích hoạt bản quyền vĩnh viễn bằng CMD
- Hướng Dẫn Cách Mở Camera Trên Laptop Windows 7, 8, 10 Cực Dễ